Hiện nay trên hầu hết mọi địa phương ở cả nước đều có những chính sách quy hoạch và mở rộng đường giao thông được đẩy mạnh do đó chỉ giới quy hoạch giao thông đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của nhà đất. Vậy chỉ giới quy hoạch giao thông là gì? Hãy cùng Trần Anh tìm hiểu về vấn đề này nhé
1.Chỉ giới quy hoạch giao thông là gì ?
Chỉ giới quy hoạch giao thông được xem là đường xác định ranh giới khu vực đất có thể được sử dụng để xây dựng tuyến đường giao thông.
Do là quy hoạch nên đường chỉ giới này có thể được thay đổi và điều chỉnh theo quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch giao thông sẽ có thời hạn, nếu quá hạn mà không thực hiện thì chỉ giới giao thông bị vô hiệu hóa, và lúc này người dân sẽ có toàn quyền sử dụng đất của mình.
Căn cứ vào Điều 43 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đất dành cho đường bộ có hai phần, có phạm vi sử dụng khác nhau là phần đất của đường bộ và phần đất còn lại dành cho hành lang an toàn đường bộ.
Sau khi tuyến đường giao thông được xây dựng sẽ có chỉ giới đường đỏ, đây chính là đường ranh giới được xác định trong bản đồ quy hoạch và thực địa để phân ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình với phần đất dành cho đường giao thông hoặc những công trình kỹ thuật hạ tầng hay không gian công cộng khác.
Các mảnh đất có đường giao thông đi qua thì phải xem xét kỹ lưỡng hai chỉ giới trên trước khi thực hiện xây dựng các công trình hoặc trồng trọt để tránh gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và có nguy cơ bị giải tỏa.
2.Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới đường đỏ nghĩa là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa dùng để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng khác.
Ở nông thôn, đường chỉ giới đỏ thường không được xác định một cách rõ ràng. Vì có nhiều nhà dân có hành vi lấn đất nhưng cơ quan có thẩm quyền quản lý chưa kiểm soát gắt gao dẫn đến việc phân chia không chính xác. Do đó, nhiều cá nhân có hành vi lợi dụng sở hở này để thực hiện việc chiếm đất dẫn đến nhiều vụ tranh chấp về đất đai diễn ra. Ở thành phố, đô thị thì chỉ giới đường đỏ được xác định rõ ràng, cụ thể hơn so với ở khu vực nông thôn.
Chỉ giới xây dựng nghĩa là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa dùng để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.
Nếu chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ thì các chi tiết kiến trúc của công trình tiếp giáp với tuyến đường cần đảm bảo nguyên tắc sau: (1) không cản trở các hoạt động giao thông tại lòng đường; (2) đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hoạt động đi bộ trên vỉa hè; (3) không gây ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi và ngầm trên tuyến phố; (4) đảm bảo rằng cảnh quan trên các tuyến phố hoặc từng đoạn phu thống nhất với nhay; (5) đảm bảo chắc chắn tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và các hoạt động của phương tiện chữa cháy của nhà nước.
Còn đối với trường hợp đường chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ thì các chi tiết kiến trúc của công trình phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Bộ phận, chi tiết công trình không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Phải ảm bảo tính thống nhất về cảnh quan trên tuyến phố hoặc từng đoạn phố.
– Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về phòng cháy, chữa cháy và hoạt động của phương tiện chữa cháy.
3.Đất thuộc chỉ giới đường giao thông có được xây dựng không ?
Theo như Điều 43 của Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định các thửa đất nằm trong chỉ giới giao thông phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật dưới đây :
Đối với phần đất dành cho đường bộ thì sẽ không được xây dựng những công trình khác. Ngoại trừ những công trình như công trình phục vụ cho quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ cho việc quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, xăng, dầu, khí, đường ống, thoát nước. Thì những loại công trình khác cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mới được xây dựng, bởi đây là phạm vi đất không thể bố trí.
Phạm vi phần đất đường hành lang an toàn đường bộ cũng có quy định tương tự như trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Có thể được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo tạm thời, nhưng phải đảm bảo đến an toàn công trình và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. Nếu muốn thực hiện treo biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ thì cần phải có văn bản đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
Phạm vi đất sử dụng được pháp luật thừa nhận mà nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì người dân vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích ban đầu và không được gây ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ.
Trong những trường hợp sử dụng đất có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì người sử dụng đất cần phải nhanh chóng xử lý và khắc phục.Nếu không thể khắc phục được thì Nhà nước sẽ phải thu hồi lại đất và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.XỬ LÝ KHI VI PHẠM KHI X Y DỰNG VƯỢT QUÁ CHỈ GIỚI GIAO THÔNG
Trước khi bắt đầu xây dựng hay mua bán bất động sản mà không tìm hiểu kỹ về các chỉ giới quy định, dẫn đến sai phạm, nếu bị các cơ quan chức năng hoặc các bên thanh tra thẩm định phát triển phát hiện thì sẽ nhận hậu quả rất lớn. Mức phạt có thể từ nhẹ cho tới nặng tùy mức độ vi phạm, theo khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Công dân sẽ bị Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Trường hợp công trình vi phạm vượt quá chỉ giới xây dựng.
Công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình an ninh – quốc phòng, giao thông, đê điều, thủy lợi, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa. Và các khu vực bị nhà nước cảnh báo là nguy hiểm
Những phần diện tích nhà mà vượt chỉ giới quy hoạch giao thông sẽ bị nhà nước tháo gỡ
Nếu chủ đầu tư không tuân thủ quy định của pháp luật, có thể sẽ phải tháo dỡ công trình theo quy định tại điểm D khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:
Để tránh bị phạt và tháo dỡ công trình thì chủ đầu tư nên tìm hiểu và tham khảo kĩ về chỉ giới về quy hoạch giao thông trước khi bắt đầu xây dựng bất cứ một công trình nào. Chủ đầu tư cần phải hiểu rõ chỉ giới quy hoạch giao thông là gì, lợi và hại của nó như thế nào để tiến hành xây dựng một cách tốt nhất.
Trên đây là tất cả những gì mà Trần Anh muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thể tránh lặp lại những sai lầm và sẽ có thể tuân thủ đúng những quy định của nhà nước về vấn đề này.